Cùng tìm hiểu kỳ thi JFT Basic

JFT-Basic là gì?

1. Mục đích của kỳ thi

Kỳ thi Japan Foundation Test for Basic Japanese (JFT-Basic) chủ yếu có mục đích đánh giá năng lực tiếng Nhật cần thiết trong giao tiếp ở các bối cảnh đời sống mà người nước ngoài đến Nhật để làm việc thường gặp, đánh giá “có thể hội thoại thường ngày ở mức độ nào đó, có năng lực ở mức độ không bị ảnh hưởng đến đời sống”* hay không. Kỳ thi này dựa vào Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của châu Âu (CEFR: Common European Framework of Reference for Languages: Learning, teaching, assessment) và quan điểm của “Chuẩn Giáo dục Tiếng Nhật JF” (Chuẩn JF) được Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản xây dựng theo CEFR như khung tham chiếu để giáo dục tiếng Nhật với quan niệm “Học tiếng Nhật để hiểu biết lẫn nhau”.

JFT-Basic cũng được sử dụng như bài thi kiểm tra cấp độ năng lực tiếng Nhật cần thiết để có tư cách lưu trú “Kỹ năng đặc định số 1” được triển khai từ ngày 1 tháng 4 năm 2019. Vui lòng xem tại đây để biết về thông tin chế độ kỹ năng đặc định.

2. Đối tượng dự thi

Kỳ thi này dành cho đối tượng là người nước ngoài mà tiếng Nhật không phải là tiếng mẹ đẻ. Trong đó, chủ yếu là đối tượng người nước ngoài đến Nhật để làm việc.

3. Hình thức kỳ thi

Kỳ thi này được tổ chức theo hình thức thi trên máy tính (CBT: Computer Based Testing). Sử dụng máy tính ở hội trường thi của các quốc gia để ra đề và trả lời. Dựa trên câu hỏi được hiển thị ở màn hình máy tính và tiếng nói được phát ra trên tai nghe ở bàn thi để trả lời trên màn hình.

Số thứ tự của câu hỏi Tên phần thi Tên kỳ thi Thời gian còn lại Tên thí sinh Màu xám: Đã trả lời Màu xanh lá cây: Đang trả lời Màu xanh lá cây: Chưa trả lời + Lá cờ: Cần xem lại Cột: Phần thi Khu vực hiển thị câu hỏi thi và phương án lựa chọn Di chuyển đến câu hỏi trước hoặc sau của bài thi Cờ xem lại câu trả lời

Hình 1 Hình ảnh màn hình CBT

Ở khu vực chính giữa màn hình máy tính có hiển thị câu hỏi đề thi và phương án lựa chọn. Ngoài ra, ở xung quanh màn hình có hiển thị tên phần thi, tên kỳ thi, thời gian còn lại và tình trạng trả lời v.v…

Bấm nút phát thì âm thanh sẽ được phát ra, có thể nghe đến 2 lần. Câu hỏi sẽ được hiển thị bằng tiếng Anh. Hãy nhấp vào phương án lựa chọn khi trả lời. Đáp án được chọn sẽ hiện màu.

Hình 2 Hình ảnh màn hình câu hỏi

Khi bấm nút “Your Language”, sẽ hiện câu hỏi bằng tiếng của nước sở tại. Thí sinh sẽ trả lời sau khi đã hiểu bối cảnh, tình huống

Hình 3 Cửa sổ pop-up câu hỏi bằng tiếng của nước sở tại

Câu hỏi trong bài thi này sẽ được hiển thị bằng tiếng Anh. Bấm nút “Your Language” thì có thể đọc câu hỏi bằng tiếng của nước sở tại *.**
Đọc câu hỏi và nắm bắt tình trạng, bối cảnh để trả lời câu hỏi. Ở phần Nghe hiểu thì bấm nút phát, âm thanh sẽ được phát ra, có thể nghe tối đa 2 lần. Khi trả lời, nhấp vào phương án lựa chọn. Phương án lựa chọn đã chọn sẽ đổi màu.
*Tiếng của nước sở tại gồm có:
Your Language 1: tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Indonesia, tiếng Khmer, tiếng Mông Cổ, tiếng Myanmar, tiếng Nepal, tiếng Thái hoặc tiếng Việt.
Your Language 2: tiếng Uzbek, tiếng Bengal, tiếng Lào, tiếng Mã Lai
** Tùy thuộc vào kích thước màn hình của máy tính, màn hình câu hỏi và cửa sổ pop-up câu hỏi bằng tiếng của nước sở tại sẽ được hiển thị cạnh nhau.

Thông tin liên quan
Vui lòng tham khảo tại đây để biết thêm chi tiết về thao tác thực tế trên màn hình bài thi.

4. Cấu trúc bài thi

Bài thi này được cấu thành bằng 4 phần thi gồm “Chữ cái và Từ vựng”, “Hội thoại và Cách diễn đạt”, “Nghe hiểu”, “Đọc hiểu”. Cấu trúc và mục tiêu của bài thi và các câu hỏi như bảng 1.

Bảng 1: Cấu trúc và mục tiêu của bài thi

Phần thi Mục tiêu của phần thi Hạng mục Mục tiêu của hạng mục
Chữ cái và Từ vựng (Khoảng 12 câu) Kiểm tra xem có thể đọc được chữ Hán tiếng Nhật được sử dụng trong các bối cảnh đời sống không, có ghi nhớ và sử dụng được các từ vựng căn bản không. Ý nghĩa của từ Hỏi về ý nghĩa của từ.
Cách dùng từ Hỏi về cách dùng từ.
Cách đọc chữ Hán Hỏi bằng Hiragana về cách đọc của từ được viết bằng chữ Hán.
Ý nghĩa và cách dùng từ của chữ Hán Hỏi về ý nghĩa và cách dùng của từ được viết bằng chữ Hán.
Hội thoại và Cách diễn đạt (Khoảng 12 câu) Đánh giá xem có thể sử dụng ngữ pháp và cách diễn đạt cần thiết trong hội thoại ở các bối cảnh đời sống hay không. Ngữ pháp Hỏi xem có thể sử dụng ngữ pháp phù hợp với ngữ cảnh của hội thoại không.
Cách diễn đạt Hỏi xem có thể sử dụng cách diễn đạt phù hợp với ngữ cảnh của hội thoại không.
Nghe hiểu (Khoảng 12 câu) Kiểm tra xem có thể nghe, hiểu được hội thoại, chỉ thị v.v… trong các bối cảnh đời sống không. Hiểu nội dung (các giao tiếp xã giao) Hỏi xem có nghe và hiểu được nội dung được trao đổi thông tin và các giao tiếp xã giao không.
Hiểu nội dung (các giao tiếp tại nơi công cộng, cửa hàng) Hỏi xem có nghe và hiểu được nội dung các giao tiếp tại nơi công cộng, cửa hàng không.
Hiểu nội dung (chỉ thị, thông báo) Hỏi xem có thể nghe và hiểu được nội dung chỉ thị, thông báo, truyền thanh v.v… không.
Đọc hiểu (Khoảng 12 câu) Kiểm tra xem có đọc và hiểu được thư, thông báo, giải thích v.v… trong các bối cảnh đời sống không. Hiểu nội dung Hỏi xem có thể đọc và hiểu nội dung văn bản ngắn, đơn giản như thư, tin nhắn v.v… không
Tìm kiếm thông tin Hỏi xem có thể tìm ra thông tin cần thiết từ bảng hiệu, thông báo, tài liệu v.v… thường ngày không.

Đề thi có khoảng 50 câu và thời gian thi là 60 phút. Không giới hạn thời gian trả lời cho từng phần thi. Nếu trong cùng một phần thi thì lúc nào cũng có thể xem lại và trả lời lại được. Tuy nhiên, nếu chuyển sang phần thi tiếp theo thì không thể quay lại phần trước để trả lời. Ngoài ra, ở phần thi nghe hiểu thì không thể chuyển sang câu hỏi trước hoặc sau, cũng không thể xem lại hay trả lời lại.

5. Tiêu chuẩn tương đối của các cấp độ

Kỳ thi này được xây dựng dựa theo khung CEFR (Chuẩn giáo dục tiếng Nhật JF đã lấy khung này làm căn cứ để thể hiện mức độ thành thạo tiếng Nhật), đặt năng lực giải quyết vấn đề “có thể làm gì ở mức độ nào bằng tiếng Nhật” làm chỉ tiêu cấp độ. Năng lực giải quyết vấn đề được thể hiện bằng Can-do (dạng câu “Tôi có thể làm ~”) và chia thành 6 cấp độ A1, A2, B1, B2, C1, C2.
Vui lòng tham khảo hình 4 dưới đây để hình dung về các cấp độ.

Người sử dụng ngôn ngữ ở mức độ cơ bản Người sử dụng ngôn ngữ ở mức độ độc lập Người sử dụng ngôn ngữ ở mức độ thành thạo

Hình 4: 6 cấp độ của Can-do

Kỳ thi này ra đề dựa trên cấp độ Can-do A1, A2 trong CEFR, chuẩn JF, kiểm tra năng lực giao tiếp tiếng Nhật cần có ở các bối cảnh đời sống trong nước Nhật một cách tổng hợp, từ 4 phần “Chữ cái và Từ vựng”, “Hội thoại và Cách diễn đạt”, “Nghe hiểu”, “Đọc hiểu”. Kiểm tra xem có năng lực tiếng Nhật ở một mức độ nhất định là cấp độ A2 mà tiêu chuẩn tương đối là “có thể hội thoại thường ngày ở mức độ nào đó, có năng lực ở mức độ không bị ảnh hưởng đến đời sống” cần thiết để làm việc.
Tiêu chuẩn tương đối của cấp độ A2 ở đoạn giữa bảng 2 dưới đây.

Bảng 2 Tiêu chuẩn tương đối của cấp độ A2 (So với cấp độ lân cận)
Cấp độ Tiêu chuẩn tương đối của các cấp độ
B1
  • Có thể hiểu những điểm mấu chốt về các chủ đề gần gũi thường dùng trong công việc, trường học, giải trí nếu sử dụng cách nói quy chuẩn.
  • Có thể xử lý hầu hết các tình huống có thể xảy ra khi đi du lịch tại nơi sử dụng ngôn ngữ đang học.
  • Có thể tạo ra một bài viết mạch lạc, được liên kết bằng những cách thức đơn giản về các chủ đề gần gũi mà cá nhân quan tâm. Có thể trình bày về các trải nghiệm, sự vật sự việc, ước mơ, nguyện vọng, hoài bão và có thể trình bày một cách ngắn gọn về ý kiến, lý do của kế hoạch và các giải thích liên quan.
A2
  • Có thể hiểu được các câu văn hoặc cách diễn đạt thường dùng trong các vấn đề liên quan trực tiếp đến bản thân như thông tin cá nhân, thông tin gia đình, mua sắm, hàng xóm, công việc v.v…
  • Có thể trao đổi thông tin về các sự việc gần gũi thường ngày nếu trong phạm vi đơn giản và thường nhật.
  • Có thể dùng ngôn từ đơn giản để giải thích về bối cảnh của bản thân, hoàn cảnh cuộc sống quanh mình cũng như những sự việc nằm trong các lĩnh vực mang tính cần thiết hay liên quan trực tiếp với bản thân.
A1
  • Có thể hiểu và sử dụng được các cách diễn đạt trong cuộc sống hàng ngày cũng như cách nói vòng vo, có mào đầu để đạt được mong muốn cụ thể.
  • Có thể giới thiệu về bản thân hoặc người khác, và có thể đặt câu hỏi hay trả lời về những thông tin cá nhân như đang sống ở đâu, quen với ai, có những thứ gì v.v…
  • Có thể đối đáp đơn giản nếu người đối thoại nói chậm, rõ ràng và sẵn sàng hợp tác giúp đỡ.

Các cấp độ đối chiếu theo chuẩn CEFR: thang đo tổng quát

6. Thông báo kết quả thi

Kết quả thi được thông báo đến thí sinh như sau.

Vào ngày thi
Số điểm tổng và kết quả đánh giá sẽ được hiển thị trên màn hình khi kết thúc bài thi.
Trong vòng 5 ngày làm việc sau khi dự thi
Khi đăng nhập vào website đăng ký, bản thông báo kết quả đánh giá chính thức sẽ được hiển thị và có thể in ra.

Thông báo kết quả đánh giá sẽ cho biết số điểm tổng và kết quả đánh giá. Số điểm tổng được thể hiện bằng thang điểm tính theo thuật toán thống kê cân bằng chứ không tính theo số câu trả lời đúng. Phạm vi điểm của số điểm tổng là 10~250 điểm. Khi số điểm tổng đạt từ điểm chuẩn đánh giá (200 điểm) trở lên thì được đánh giá là “có thể hội thoại thường ngày ở mức độ nào đó, đạt tiêu chuẩn năng lực tiếng Nhật ở mức độ không ảnh hưởng đến đời sống”. Ngoài ra, tỷ lệ câu trả lời đúng của từng phần thi sẽ được hiển thị như thông tin tham khảo.

Thông tin thí sinh -Ảnh thẻ -Số báo danh -Họ tên -Quốc tịch -Ngày tháng năm sinh -Giới tính Thông tin dự thi -Nơi dự thi -Ngày dự thi Số điểm tổng Kết quả đánh giá Tỷ lệ câu trả lời đúng của từng phần thi

Hình 5: Hình ảnh bản thông báo kết quả đánh giá

Ở trang thứ 2 của bản thông báo kết quả đánh giá có giải thích quan điểm về tiêu chuẩn năng lực tiếng Nhật. Vui lòng xem “5. Tiêu chuẩn tương đối của các cấp độ” để biết về nội dung.

7. Tài liệu giải thích kỳ thi

Là tài liệu tóm tắt nội dung bên trên, theo hình thức từng trang chiếu để biết khái quát về JFT-Basic. (Bản tiếng Nhật – tiếng Anh). Bạn có thể tự do tải xuống để sử dụng.

Tài liệu giải thích kỳ thi (PDF:1.6MB)

theo .jpf.go.jp